Giải Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) Bài 9: Sự truyền âm

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 9: Sự truyền âm sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 9. Mời các bạn đón xem:

451
  Tải tài liệu

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 9: Sự truyền âm

Video giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 9: Sự truyền âm

Mở đầu trang 54 Bài 9 KHTN lớp 7: Tiếng chim hót, tiếng cười, tiếng đàn, tiếng hát, … là những âm thanh. Âm thanh cung cấp thông tin về các sự kiện diễn ra xung quanh ta.

Âm thanh (còn được gọi là âm hay sóng âm) truyền đi như thế nào?

Trả lời:

Âm thanh truyền từ các vật phát ra âm, có thể truyền qua các môi trường như: rắn, lỏng, khí để truyền đến tai ta.

I. Sự truyền âm trong không khí

Câu hỏi 1 trang 55 KHTN lớp 7: Một viên bi được treo ở đầu sợi dây nhẹ, dao động như hình 9.3. Vị trí cân bằng của viên bi là vị trí nào?Một viên bi được treo ở đầu sợi dây nhẹ, dao động như hình 9.3. Vị trí cân bằng của viên bi

Trả lời:

Vị trí cân bằng của viên bi là vị trí A

II. Sự truyền âm trong chất rắn và chất lỏng

Câu hỏi 2 trang 56 KHTN lớp 7: Trong thí nghiệm ở hình 9.6, khi áp cốc vào tai mình, bạn B nghe được tiếng nói của bạn A. Âm đã truyền đến tai bạn B như thế nào?

Trả lời:

Khi bạn A nói, không khí trong phổi làm thanh quản dao động và tạo ra âm thanh. Sự dao động của thanh quản cũng làm dao động không khí xung quanh, khi đó làm dao động sợi dây được nối với cốc. Dao động động này truyền trên dây và đến tai của bạn B. Lúc này màng nhĩ của bạn B dao động và vì thế, bạn B nghe thấy tiếng của bạn A.

Câu hỏi 3 trang 56 KHTN lớp 7Trong thí nghiệm ở hình 9.7, âm do đồng hồ phát ra đã truyền đến tai ta qua những chất nào?

Trả lời:

Âm do đồng hồ phát ra đã truyền đến tai ta qua chất rắn (hộp đựng), chất lỏng (nước trong bình) và chất khí (âm truyền trong không khí) và đến tai ta.

m hiểu thêm trang 57 KHTN lớp 7Treo một đồng hồ có chuông (chạy bằng pin) trong một bình thủy tinh kín. Cho chuông đồng hồ kêu rồi dùng máy bơm hút dần không khí ra khỏi bình. Khi không khí trong bình càng ít, tiếng chuông nghe càng nhỏ. Đến khi trong bình gần như hết không khí (gọi là chân không), gần như không nghe được tiếng chuông nữa.

Sau đó, nếu cho không khí vào bình, ta lại nghe được tiếng chuông.

Kết quả thí nghiệm này chứng tỏ điều gì?

Trả lời:

Từ kết quả của thí nghiệm trên, ta nhận thấy rằng, âm thanh không truyền được trong môi trường chân không.

Vận dụng 1 trang 57 KHTN lớp 7: Hãy lấy một ví dụ chứng tỏ âm có thể truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.

Trả lời:

Người cho cá ăn chỉ cần gõ kẻng để tạo ra âm thanh quen thuộc đàn cá sẽ bơi đến. Đó là cá có thể nghe được âm thanh do người vỗ tay phát ra truyền qua không khí, qua nước (chất lỏng) và kẻng (chất rắn).

Chuyện về Ao cá Bác Hồ | Việt Nam

Vận dụng 2 trang 57 KHTN lớp 7: Khi các nhà du hành vũ trụ làm việc ở không gian bên ngoài tàu vũ trụ (chân không), họ có nói chuyện với nhau bình thường như khi ở trên mặt đất được không? Tại sao? (chân không), họ có nói chuyện với nhau bình thường như khi ở trên mặt đất được không? Tại sao?

Trả lời:

Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất được. Khi trên mặt đất, giữa họ là không khí; còn khi ở bên ngoài tàu vũ trụ, giữa họ là chân không nên âm thanh không thể truyền từ miệng người này đến tai người kia được.

Bài viết liên quan

451
  Tải tài liệu